Cúng cô hồn tháng 7

Cúng cô hồn tháng 7 Cúng đầy tháng cho bé trai trọn gói

 Lễ vật cúng đầy tháng | cúng đầy tháng |Cúng đầy tháng bé gái | Cúng đầy tháng bé trai | Ngày cúng đầy tháng

Cúng cô hồn tháng 7

CÚNG CÔ HỒN THÁNG 7 ÂM LỊCH

Cúng cô hồn như thế nào để không rước vong vào nhà

Trong tháng 7 âm cung mở cửa từ mùng 2 đến ngày 14 để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Đây cũng là những ngày ngày “âm khí xung thiên” (tức là âm khí lấn át dương khí trên trần gian, âm khí đạt đỉnh cao nhất). Ngoài việc phải cẩn thận hơn lúc bình thường với một số điều tối kỵ nhất định thì việc cúng bái trong những ngày này rất được chú trọng, như cúng Phật, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn (gọi tắt là cúng cô hồn) hay cúng chúng sinh.

Mâm cúng cô hồn

Cúng Phật hay cúng gia tiên đã rất phổ biến vì đây là việc thường xuyên quanh năm, nhưng cúng cô hồn thì chỉ có một lần duy nhất sau mùng 2 và trước ngày 14/7 âm lịch.

Như vậy, việc cúng cô hồn đúng cách trước tiên là phải thành tâm, và lưu ý thực hiện đúng các quy định sau:

Nơi cúng cô hồn: không được để mâm cúng trong nhà, mà phải để ngoài sân trên sân thượng hoặc vỉa hè trước cửa, tóm lại không được để trong phạm vi “ở” hàng ngày, như phòng khách, phòng bếp,…Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.

Thời điểm cúng: vào lúc chiều tối, chạng vạng hay còn gọi là lúc “quáng gà”, không cúng ban ngày, đặc biệt lúc chính ngọ, thời điểm dương khí mạnh nhất trong ngày. Tất nhiên việc cúng cô hồn phải tiến hành sau khi đã cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, không được phép cúng chúng sinh trước.

Vật lễ cúng cô hồn tháng 7

1.Gạo, muối hột .( chút ít, không được bỏ gạo nhiều vì ở thành phố không có chim ăn gạo).

2. Cháo trắng nấu lỏng ,hay là cơm vắt : 3 vắt .

3. 12 cục đường thẻ .

4. Giấy áo, giấy tiền vàng bạc

5. Bắp rang

6. Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )

7. Bánh, kẹo .

8. Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

9. Trái cây

10. Hoa

11. Gà luộc

12. Heo quay

13. Dụng cụ đi kèm: Chén, đũa , muỗng, bình hoa, lư nhang

Lễ vật cúng cô hồn tháng 7

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu nêu trên, cúng xong là vẫn chưa đủ mà phải mời cô hồn, các vong đi, tức là phải có thủ tục “tiễn khách”. Nếu quên, các vong sẽ ở lại nhà của gia chủ, quẩn quanh không đi được, tức là vô tình người cúng đã đưa vong hồn vào nhà.

Do vậy, trong bài cúng thường có đoạn mà người cúng nhất thiết không được quên: “Bây giờ nhận hưởng xong rồi; Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần”, sau đó vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Thủ tục như vậy là xong xuôi, yên tâm.

Ở nước ta có tục giật cô hồn (thinh hành ở miền Nam) tức người sống giành giật những mâm cúng, gia chủ phát tiền cho người sống. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình. Tục giật cô hồn có ý nghĩa đẹp ở chỗ gia chủ cúng xong rồi phân phát một số thực phẩm, đồ đạc, tiền coi như một dịp tốt để làm từ thiện bày tỏ tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khó. Tuy nhiên, cũng có biến tướng khi có “cô hồn” sống bằng xương bằng thịt lười lao động cũng đi tranh cướp đồ cúng gây mất trật tự an ninh.

Các bạn muốn tham khảo thêm hoặc có nhu cầu đặt mâm cúng thì hãy gọi Công ty CP DV đồ cúng Tâm Linh.
Chat
1